skip to Main Content

Vé máy bay tết Sài Gòn Tam Kỳ giá rẻ


 Gọi 0383 083 083 hoặc 0912 935 835 để đặt vé máy bay tết 
giá rẻ Sài Gòn  Tam Kỳ 


Chuyến bay Sài Gòn đi Tam Kỳ mới chỉ có hãng hàng không Vietnam Airines khai thác
 


Chuyến bay xuất phát ở Sài Gòn lúc 9h25, đến sân bay Chu Lai lúc 11h05 với chuyến bay VN  8430.


 
Giá vé tham khảo chặng TPHCM (Sài Gòn) – Quảng Nam của Vietnam Airlines khoảng 2.240.000 đồng( giá vé những ngày bình thường)


Hành khách lưu ý theo kinh nghiệm của Toàn Cầu vé máy bay Tết từ ngày 26 đến 30 không có vé máy bay giá rẻ mà ngược lại giá vé còn lên cao theo từng ngày, từng giờ và khả năng hết vé là rất cao

Trong những ngày giáp Tết chỉ có vé từ 20 đên 26 Tết mới có vé rẻ, và trước ngày 20 Tết  mới có vé thật rẻ do các chương trình khuyến mãi của  hãng hàng không

 

 Đặt vé máy bay Tết giá rẻ Sài Gòn Tam Kỳ càng sớm giá vé càng rẻ, tránh trường hợp hết vé , hoặc giá vé quá cao trong những ngày sát tết

Để đặt vé máy bay Tết giá rẻ từ Sài Gòn đi Tam Kỳ bạn vui lòng điền thông tin đầy đủ vào form đăng ký  hoặc liên hệ trực tiếp tới phòng vé Toàn Cầu

Lưu ý: Để đặt vé máy bay Tết Quý Khách vui lòng ghi rõ họ tên hành khách, ngày giờ bay, số điện thoại liên lạc hoặc địa chỉ email.

Sau khi có vé phòng vé Toàn Cầu sẽ thông báo cho khách hàng , nếu khách hàng đồng ý mua vé phải thanh toán tiền vé máy bay trong vòng 24 giờ kể từ lúc nhận được thông báo.

 Hiện nay , các hãng hàng không  sử dụng vé điện tử , vé điện tử rất dễ làm giả. Để tránh tình trạng bị lừa, khách hàng nên mua ở những đại lý đáng tin cậy ,hoặc truy nhập trang web có đuôi “com.vn” được nhà nước quản lý

 

Đặc sản Quảng Nam


Mỳ Quảng

 

 

    

Mỳ Quảng, từ lâu đã được biết đến như cái “hồn” nghệ thuật ẩm thực của vùng đất Quảng Nam. Bây giờ, ngoài Quảng Nam ra, nhiều nơi cũng có quán ăn mỳ Quảng. Mỳ Quảng theo chân những người Quảng Nam tha hương và cùng họ có mặt khắp nơi như người bạn đồng hành tri kỷ. Mỳ Quảng thường có mặt trong những bữa tiệc “vọng cố hương” của người Quảng Nam xa xứ.

    

Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mỳ Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Mì được làm từ lá bánh tráng thái thành sợi, nhân mỳ thường được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau: tôm, gà, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cua… và có cả mì chay dành cho người hành đạo. Nhưng là nhân gì đi nữa thì mỳ Quảng cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng, trái ớt xanh, lát chanh, vài hạt đậu phộng và đĩa rau sống đi kèm. Rau để ăn mỳ Quảng thường là rau muống chẻ nhỏ hoặc cây cải con trộn với búp chuối non thái mỏng, rau thơm, rau quế…

    

Đến Quảng Nam, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều quán ăn mỳ Quảng nằm dọc trên tuyến đường quốc lộ 1A luôn đông đúc khách sành ăn: quán mỳ gà Bình Nguyên (huyện Thăng Bình), quán mỳ gà Kỳ Lý (thành phố Tam Kỳ), quán mỳ tôm cua Cây Trâm (huyện Núi Thành), quán mỳ bò Cẩm Hà (thành phố Hội An)…

 

Cao lầu


 

     Nguồn gốc của món cao lầu đến nay vẫn là đề tài đàm luận của nhiều người. Có người cho rằng cao lầu có xuất xứ từ xứ sở hoa anh đào (Nhật Bản), có nét giống món mì ở vùng Icé (Ice udon). Có người lại cho rằng cao lầu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng những người Hoa kiều ở Hội An không công nhận đây là món ăn truyền thống của họ.

 
  Dù có nguồn gốc từ đâu thì cao lầu vẫn là món ăn riêng có của Hội An và ngày càng được nhiều thực khách trong, ngoài nước biết đến.

 
  Sợi cao lầu được cán từ bột gạo ngâm với nước tro, hấp qua 3 lần lửa, nên cứng và có màu vàng tự nhiên. Nhân cao lầu chủ yếu là thịt xá xíu, trộn với ít tép mỡ làm bằng sợi mì chiên dòn ăn với sợi cao lầu, rau sống, xì dầu, tương ớt. Cách chế biến cao lầu mới nghe qua trông rất đơn giản nhưng ẩn chứa nhiều bí quyết nghề nghiệp khó mà khám phá. Có người bảo rằng, ngày xưa người ta phi ra tận đảo Cù Lao Chàm lấy củi đốt thành tro đem về ngâm với nước giếng Bá Lễ ở Hội An thì mới chế biến được sợi cao lầu ngon như ý.


 
Cháo lươn xanh Quảng Nam


 
Có dịp đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách có lẽ khó cầm lòng với các món đặc sản dân dã từ bao đời nay: cháo lươn xanh hay còn gọi là cháo lươn gạo si.


 
Món lươn xanh được nấu bằng gạo si, một giống lúa địa phương có từ rất xa xưa, dẻo, thơm và có vị ngọt bùi rất riêng. Gạo sau khi làm sạch được nấu loãng với đậu xanh xay nhỏ một nồi riêng. Con lươn dưới đồng còn sống, bỏ vào hũ đất, cho muối sống vào chà xát nhiều lần để hết chất nhờn rồi rửa sạch bằng nước giếng. Tiếp đó, người ta bỏ ngũ tạng lươn rồi chặt từng khúc nhỏ bằng lóng tay, trộn đều với sả xắt mỏng như lá lúa với dầu phụng (dầu lạc), đậu phộng (lạc), thêm chút tiêu, hành, ớt rồi um lên bằng nồi đất đậy phía trong là lá chuối non, ngoài là nắp nồi tạo nên mùi thơm cay nồng.

 

Cháo múc lên thật nóng rồi cho lươn um vàng vào ăn kèm với rau cải cau xanh thật tươi xắt mỏng như sợi bún cùng với đĩa ngò tây, lá hành, rau răm để riêng với một cái bánh tráng dòn tưng.

  


Cháo lươn là đặc sản dân dã từ bao đời nay ở Quảng Nam.

 

Khác với cách ăn cháo lươn ở Nghệ An, khi ăn, người xứ Quảng có hai cách. Có người bỏ luôn một lần cải và các lọai rau, bánh tráng bẻ nhỏ vào tô cháo vừa thổi vừa xúc từng thìa đưa vào miệng xuýt xoa. Số khác thong thả bỏ từng cọng cải xanh vào từng thìa cháo để thấy vị cau cau của cải xanh, vị bùi của đậu, vị béo mà thơm nồng của lươn, vị ngọt dịu thoang thoảng mùi hương của cây lúa quê nhà. Nhưng tất cả đều ăn nóng và thỉnh thoảng lại cắn một miếng trái ớt xanh làm cho ai nấy ngồi gần thấy mà thèm muốn ăn.

 

Vì ăn cháo lươn với cải xanh nên người dân ở đây gọi là cháo lươn xanh. Một bát cháo lương gạo si chỉ có 10.000 đồng, cùng với nhấp chén rượu gạo chính hiệu ở đây vừa ngon, lại bổ mà sảng khoái tinh thần vô cùng nên đã thành câu ca: “Gạo Si mà nấu cháo lương/Trai mà không biết uổng đời làm trai”.


 
Cháo lươn Bình Định ngon nhất là quán của chị Trương Thị Cẩm ở thôn 4. Nhiều du khách, khi tham quan đập Phước Hà, một thắng cảnh nhân tạo của người địa phương cách đó gần 5km, vẫn cố ghé lại quán của chị Cẩm thưởng thức món ăn chân quê bổ khoẻ, rẻ tiền và độc đáo này.


 
Bánh tổ – hương vị tết Quảng Nam


 


Trong những món ăn chơi ngày tết của người Quảng
Nam và cả trên các mâm lễ dâng gia tiên ngày tết cổ truyền, không thể thiếu bánh tổ. Đây là món bánh đặc sản, bình dân mà hương vị hấp dẫn khó quên một khi đã thưởng thức. Ngay tên gọi bánh tổ đã chứa trong nó ý nghĩa nhớ về tổ tiên, truyền thống đẹp của người Việt trong những ngày sắp sửa và trong tết Nguyên đán. Bánh tổ còn lấy tên từ chính “ngoại hình” của bánh. Không ai gọi là cái bánh tổ, mà gọi là ổ bánh tổ. Nhìn bề ngoài bánh trông như một chiếc bát, được bọc bằng lớp lá chuối dày dặn. Bánh có màu trắng, ngà, cà phê sữa, hay “đen như cục đường bát” tùy vào loại và lượng đường dùng làm nguyên liệu chế biến. Bên trên phủ một lớp mè (vừng). Cầm ổ bánh tổ lên, khứu giác còn cảm nhận được mùi gừng thơm lừng quện trong hương vị bánh.

 
Trên mâm lễ dâng gia tiên ngày tết cổ truyền, không thể thiếu bánh tổ


 
Cái hay của bánh tổ là có thể để được lâu, ăn dần dà cả tháng. Có thể dùng dao bản to xắt bánh ra thành từng lát hình cánh cung, sắp ra đĩa dùng. Hoặc “tét” bánh theo kiểu của người Quảng, dùng một sợi dây cước, một đầu cước ngậm miệng, một đầu cầm tay, xắn ngang ổ bánh tổ đang cầm trên tay kia. Bánh tổ đã ăn được vừa dẻo vừa ngọt, nên không chỉ bày trên các mâm lễ dâng gia tiên ngày tết Nguyên đán, mà cả trong mâm lễ tiễn ông Táo về trời, loại bánh ngọt người Quảng Nam ưa dùng cũng là bánh tổ. Người Quảng hay nói vui, cho ông Táo ăn bánh tổ, để ông Táo về trời ngọt giọng, dẻo giọng báo chuyện trần gian một năm qua cho suôn sẻ.

 

Vì bánh tổ để lâu hàng tháng trời, nên lớp lá chuối do thời tiết dễ bị ẩm làm cho mặt ngoài bánh bị mốc khi để lâu ngày. Bỏ đi thì tiếc, nên người biết dùng sẽ gọt bỏ lớp bề mặt và thành bánh xong rồi mới xắn bánh ra, bỏ vào chảo dầu phụng chiên giòn. Bánh có hương vị đặc trưng khác, hấp dẫn vô cùng. Bánh tổ lúc này không chỉ ngọt, dẻo, thơm lừng mùi gừng, mùi vừng mà còn hơi beo béo, chỉ làm thèm, không hề gây ngán.

 

Ngày trước, cận tết hầu như nhà nào cũng làm bánh tổ. Giờ không nhiều thời gian, thường người ta đặt bánh tại các nhà làm bánh gia truyền. Ra các chợ ở Quảng Nam và các vùng lân cận ngày giáp tết, cũng thấy bánh tổ được bày bán rất nhiều. Nhưng những người giữ nếp nhà, được tiếng làm bánh ngon vẫn gắng dành ra ít thời gian làm bánh để ít ra cũng đủ bày trêm mâm lễ dâng gia tiên, sau nữa đem biếu xóm giềng ăn tết. Đây giống như một tục lệ, một cách bày tỏ tấm lòng giữa những người “tối lửa tắt đèn” có nhau.

 

Bánh ít lá gai


 

   

Cũng giống như nhiều miền quê trên mọi miền đất nước, bánh ít lá gai từ lâu đã đi vào trong đời sống ẩm thực của người dân đất Quảng, là lễ vật đầy ý nghĩa trong những ngày Tết cổ truyền, dịp cúng tổ tiên, ma chay, cưới hỏi …

   

  Cách chế biến bánh không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi sự kỹ lưỡng ở từng công đoạn chọn nguyên liệu: gạo nếp, đậu xanh, mật đường, lá cây gai, lá chuối. Bánh ít lá gai Quảng Nam có hình dáng mộc mạc, chân chất như những sản vật miền thôn dã nhưng vẫn hàm chứa cái hương vị rất riêng của vùng đất giàu lòng mến khách. Bánh ít lá gai được bày bán nhiều nhất ở Hội An, ngay trên những khu phố, chợ và trong các nhà hàng, quán ăn.

 

Bánh susê

 

 

     
  Bánh susê hay còn gọi là bánh phu thê. Tên gọi này gắn liền với câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn thuở xưa. Chuyện kể rằng, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và thề rằng cho dù xa nhau nhưng lòng nàng vẫn luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh. Chồng cảm động đặt tên cho bánh là phu thê (tức bánh vợ chồng). Chẳng ngờ đến phương xa, người chồng bị say đắm bởi sắc đẹp của các cô gái lạ và không muốn quay về. Người vợ ở nhà biết tin liền làm bánh gởi cho chồng lèm theo lời nhắn:

                       “Từ ngày chàng bước xuống ghe

         Sóng bao nhiêu đợt bánh phu thê rầu bấy nhiêu”

     Nhận được bánh và lời nhắn của vợ, người chồng hối hận liền tức tốc quay về và không còn nghĩ đến chuyện thay lòng đổi dạ nữa. Từ đó bánh phu thê thường hay có mặt trong các tiệc cưới nhằm nhắn nhủ lời thuỷ chung đến các đôi vợ chồng trẻ.

     Bánh susê có màu vàng nhạt, dẻo, vị ngọt và thơm. Bánh cũng được bao bọc bởi một lớp lá chuối giống như bánh ít lá gai. Là một trong những loại đặc sản được bày bán nhiều nơi ở Hội An.   

 

Bê thui Cầu Mống

    
  Cầu Mống là ngôi làng nhỏ nằm cạnh quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Điện Phương – huyện Điện Bàn. Nơi đây có rất nhiều quán ăn phục vụ món ăn bò tái (hay còn gọi là bê thui) ngon nổi tiếng.

      Bò tái Cầu Mống đã có từ rất lâu và ngày càng được nhiều thực khách biết đến. Để có được món ngon này, người ta phải thực hiện qua nhiều công đoạn. Bò được chọn để quay lửa than phải là bò còn non hoặc không quá già, khi quay người ta cho thêm cây sả, lá chanh vào bụng nhằm giữ cho thịt bò vừa mềm vừa thơm. Còn một bí quyết không kém phần quan trọng là khi thái thịt phải thật khéo léo để thịt và da không bị tách rời. Cách pha chế nước chấm và chọn rau để ăn bò tái cũng được thực hiện một cách kỹ lưỡng. Hầu hết nước chấm được làm từ nguyên liệu mắm nêm pha thêm các loại gia vị như ớt, tỏi, gừng, chanh. Rau ăn kèm thịt bò tái thường có khế chua, chuối chát thái mỏng trộn với vài loại rau khác như húng, quế, hành, ngò…

    
Ngày nay, nhiều nơi ở Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ… cũng có phục vụ món bê thui, nhưng những hàng quán tại Cầu Mống vẫn luôn là nơi khách sành ăn món này tìm đến nhiều nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vé máy bay tết Sài Gòn Tam Kỳ 2016

Liên hệ 0383 083 083 hoặc 02873 023 023 để đặt vé máy bay tết Sài Gòn Tam Kỳ 2016 ngay hôm nay để có vé giá tốt nhất, chia sẻ kinh nghiệm mua vé máy bay tết giá rẻ

Back To Top

0383 083 083