skip to Main Content

Vẫn chờ Nghị định quản lý vàng

 

Từ đầu tháng Tám đến nay, thị trường vàng trong nước liên tục “quay cuồng” làm đau đầu các nhà quản lý và cũng khiến cho các nhà đầu tư, người buôn bán “nóng ruột.”

Ngân hàng Nhà nước đã hai lần cấp quota cho nhập khẩu vàng khi giá “sốt” và cao hơn giá thế giới một cách vô lý. Nhưng tình hình dường như vẫn không được cải thiện nhiều, khiến nhiều người phân vân cho rằng, liệu cách điều trị “sốt – cấp quota” có làm cho thị trường “nhờn” thuốc?


Ngân hàng Nhà nước mới đây lại ra biện pháp quyết liệt hơn nhằm bình ổn thị trường bằng Thông tư 32, cho phép một số ngân hàng được chuyển phần vàng huy động thành tiền nhằm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Đã có 5 ngân hàng thương mại lớn là Eximbank, Techcombank, Sacombank, DongA Bank và ACB được Ngân hàng Nhà nước cho phép bán vàng huy động ra thị trường.

Nhiều chuyên gia nhìn nhận, đây là một bước đi cơ bản và đúng hướng, bởi nó chấp nhận tính thị trường nhiều hơn và đã tìm cách cân đối được cung cầu. Biện pháp này sẽ có hiệu quả mạnh, bởi mấu chốt vấn đề là tăng nguồn cung.

Và chính sách mới đã phát huy tác dụng ngay tức thì. Độ chênh giá vàng trong nước và thế giới đã co lại đáng kể, từ 2-3 triệu đồng/lượng còn trên 800.000 đồng/lượng (ngày 7/10), một ngày sau khi 5 ngân hàng được tung vàng huy động bán ra thị trường. Vàng trong nước đã nhiều ngày liên tiếp “lội ngược dòng” với đà tăng của giá thế giới.

Tuy nhiên, “liều thuốc” này có vẻ vẫn chưa đủ mạnh để kéo vàng trong nước gần hơn với thế giới khi mà khoảng cách này vốn đã quá xa. Chỉ sau khi thông điệp trên được phát đi vài ngày, mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới dù đã thu hẹp đáng kể nhưng vẫn lên đến hàng triệu đồng/lượng, mức chênh lệch vẫn được coi là “phi lý”!

Vẫn chờ Nghị định về quản lý vàng

Theo nhiều chuyên gia, “liều thuốc” trên cần phải có thời gian mới ngấm. Tiến sỹ Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khẳng định những giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra thời gian qua mới chỉ là những bước đầu tiên trong điều tiết, bình ổn thị trường vàng. Câu chuyện điều tiết thị trường vàng không đơn giản, bản thân nó là một thị trường tài chính đầy biến động, gắn các yếu tố trong nước với yếu tố bên ngoài đồng thời, đây không chỉ là câu chuyện của nội tại thị trường mà gắn với rất nhiều biến số.

Ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch Công ty Vàng Agribank, nhìn nhận việc để giá trong nước cách xa so với thế giới dù các doanh nghiệp đã được cấp quota nhập khẩu vàng như hiện nay là quá vô lý. Tuy nhiên, giấy phép nhập khẩu cũng chỉ có tác dụng tức thời, quota nhập 5-7 ngày là hết. Những ngày sau đó, nếu không nhập khẩu tiếp thì giá vàng lên xuống sẽ là cơ hội cho doạnh nghiệp trục lợi, nếu tiếp tục cấp phép nhập khẩu thì giá vàng trong nước và thế giới sẽ xích lại gần nhau.

Cùng quan điểm này, tiến sỹ Võ Trí Thành chia sẻ quota chỉ được coi là biện pháp ngắn hạn, cực chẳng đã mới dùng. Còn về dài hạn cùng với Nghị định quản lý vàng sắp ra đời, chúng ta phải sử dụng nhiều biện pháp nữa, vừa đảm bảo thị trường vàng ổn định lưu thông với thế giới, đưa câu chuyện mua vàng của người dân vào ổn định kinh tế vĩ mô, gắn với năng lực của Ngân hàng Nhà nước.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh vàng hiện nay không được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát thị trường vàng và không được cung cấp đầy đủ các điều kiện để có thể can thiệp, chi phối, bình ổn giá vàng. Nhiều khi đại diện các doanh nghiệp thường có những “ý kiến riêng.”

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Doji, cho rằng, “vàng cũng không phải là mặt hàng thiết yếu giống như xăng dầu để Nhà nước có thể kiểm soát, thậm chí hỗ trợ giá. Nếu áp dụng các chế tài để can thiệp vào giá vàng là điều không thể, vì giá trên thế giới biến động rất lớn. Vì vậy, để bảo đảm giá trong nước sát với thế giới, thì giá vàng trong nước cần được liên thông một cách toàn diện, đầy đủ với quốc tế.” Và giải pháp mà ông Chủ tịch tập đoàn Doji đưa ra là vận dụng những công cụ hữu hiệu của cơ quan quản lý Nhà nước như: quota, dự trữ vàng miếng thương phẩm để can thiệp thị trường.

Ông Phú cho rằng, để có thể giải quyết bất ổn, Ngân hàng Nhà nước cần chủ động sử dụng công cụ quota một cách uyển chuyển và hợp lý về khối lượng, thời gian cho phép nhập khẩu. Phải xây dựng hệ thống giá vàng miếng trên thị trường trên cơ sở có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn có thị phần phân phối cao dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Điều này sẽ chấm dứt được tình trạng “loạn” giá, chi phối làm giá phương hại đến quyền lợi người tiêu dùng, gây méo mó thị trường đã xảy ra như hiện nay.

Về lâu dài, ông Phú cho rằng cần ổn định tỷ giá ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ thị trường “chợ đen.” Đây là điều kiện then chốt để giá vàng không bị biến động đột ngột gây ra những hệ lụy khó lường. Tiếp đó, cần sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về quản lý vàng mà thị trường và xã hội đang chờ đợi. Nghị định này sẽ là hành lang pháp lý định hướng cho thị trường không chỉ trong giai đoạn trước mắt mà phải bảo đảm trong một thời gian dài giúp thị trường vàng phát triển lành mạnh và ổn định. Ngoài ra, cần xây dựng đề án huy động vàng trong dân mang tính khả thi và kiểm soát rủi ro chặt chẽ khi Ngân hàng Nhà nước nắm giữ (vay) một lượng vàng rất lớn từ dân cư.

Còn tiến sỹ Võ Trí Thành thì cho rằng Việt Nam cần sàn vàng để thị trường minh bạch hơn cũng như liên thông với thế giới. Vấn đề là khả năng giám sát của Nhà nước cần gắn với mở rộng dần công cụ giao dịch, đầu tư. Về nguyên tắc, Nhà nước phải là “chủ trò”, nhưng phải gắn với các đại lý, người chơi và dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Vẫn chờ Nghị định quản lý vàng

Vẫn chờ Nghị định quản lý vàng

 

Từ đầu tháng Tám đến nay, thị trường vàng trong nước liên tục “quay cuồng” làm đau đầu các nhà quản lý và cũng khiến cho các nhà đầu tư, người buôn bán “nóng ruột.”

Ngân hàng Nhà nước đã hai lần cấp quota cho nhập khẩu vàng khi giá “sốt” và cao hơn giá thế giới một cách vô lý. Nhưng tình hình dường như vẫn không được cải thiện nhiều, khiến nhiều người phân vân cho rằng, liệu cách điều trị “sốt – cấp quota” có làm cho thị trường “nhờn” thuốc?

Ngân hàng Nhà nước mới đây lại ra biện pháp quyết liệt hơn nhằm bình ổn thị trường bằng Thông tư 32, cho phép một số ngân hàng được chuyển phần vàng huy động thành tiền nhằm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Đã có 5 ngân hàng thương mại lớn là Eximbank, Techcombank, Sacombank, DongA Bank và ACB được Ngân hàng Nhà nước cho phép bán vàng huy động ra thị trường.

Nhiều chuyên gia nhìn nhận, đây là một bước đi cơ bản và đúng hướng, bởi nó chấp nhận tính thị trường nhiều hơn và đã tìm cách cân đối được cung cầu. Biện pháp này sẽ có hiệu quả mạnh, bởi mấu chốt vấn đề là tăng nguồn cung.

Và chính sách mới đã phát huy tác dụng ngay tức thì. Độ chênh giá vàng trong nước và thế giới đã co lại đáng kể, từ 2-3 triệu đồng/lượng còn trên 800.000 đồng/lượng (ngày 7/10), một ngày sau khi 5 ngân hàng được tung vàng huy động bán ra thị trường. Vàng trong nước đã nhiều ngày liên tiếp “lội ngược dòng” với đà tăng của giá thế giới.

Tuy nhiên, “liều thuốc” này có vẻ vẫn chưa đủ mạnh để kéo vàng trong nước gần hơn với thế giới khi mà khoảng cách này vốn đã quá xa. Chỉ sau khi thông điệp trên được phát đi vài ngày, mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới dù đã thu hẹp đáng kể nhưng vẫn lên đến hàng triệu đồng/lượng, mức chênh lệch vẫn được coi là “phi lý”!

Vẫn chờ Nghị định về quản lý vàng

Theo nhiều chuyên gia, “liều thuốc” trên cần phải có thời gian mới ngấm. Tiến sỹ Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khẳng định những giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra thời gian qua mới chỉ là những bước đầu tiên trong điều tiết, bình ổn thị trường vàng. Câu chuyện điều tiết thị trường vàng không đơn giản, bản thân nó là một thị trường tài chính đầy biến động, gắn các yếu tố trong nước với yếu tố bên ngoài đồng thời, đây không chỉ là câu chuyện của nội tại thị trường mà gắn với rất nhiều biến số.

Ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch Công ty Vàng Agribank, nhìn nhận việc để giá trong nước cách xa so với thế giới dù các doanh nghiệp đã được cấp quota nhập khẩu vàng như hiện nay là quá vô lý. Tuy nhiên, giấy phép nhập khẩu cũng chỉ có tác dụng tức thời, quota nhập 5-7 ngày là hết. Những ngày sau đó, nếu không nhập khẩu tiếp thì giá vàng lên xuống sẽ là cơ hội cho doạnh nghiệp trục lợi, nếu tiếp tục cấp phép nhập khẩu thì giá vàng trong nước và thế giới sẽ xích lại gần nhau.

Cùng quan điểm này, tiến sỹ Võ Trí Thành chia sẻ quota chỉ được coi là biện pháp ngắn hạn, cực chẳng đã mới dùng. Còn về dài hạn cùng với Nghị định quản lý vàng sắp ra đời, chúng ta phải sử dụng nhiều biện pháp nữa, vừa đảm bảo thị trường vàng ổn định lưu thông với thế giới, đưa câu chuyện mua vàng của người dân vào ổn định kinh tế vĩ mô, gắn với năng lực của Ngân hàng Nhà nước.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh vàng hiện nay không được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát thị trường vàng và không được cung cấp đầy đủ các điều kiện để có thể can thiệp, chi phối, bình ổn giá vàng. Nhiều khi đại diện các doanh nghiệp thường có những “ý kiến riêng.”

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Tập đoàn Doji, cho rằng, “vàng cũng không phải là mặt hàng thiết yếu giống như xăng dầu để Nhà nước có thể kiểm soát, thậm chí hỗ trợ giá. Nếu áp dụng các chế tài để can thiệp vào giá vàng là điều không thể, vì giá trên thế giới biến động rất lớn. Vì vậy, để bảo đảm giá trong nước sát với thế giới, thì giá vàng trong nước cần được liên thông một cách toàn diện, đầy đủ với quốc tế.” Và giải pháp mà ông Chủ tịch tập đoàn Doji đưa ra là vận dụng những công cụ hữu hiệu của cơ quan quản lý Nhà nước như: quota, dự trữ vàng miếng thương phẩm để can thiệp thị trường.

Ông Phú cho rằng, để có thể giải quyết bất ổn, Ngân hàng Nhà nước cần chủ động sử dụng công cụ quota một cách uyển chuyển và hợp lý về khối lượng, thời gian cho phép nhập khẩu. Phải xây dựng hệ thống giá vàng miếng trên thị trường trên cơ sở có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn có thị phần phân phối cao dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Điều này sẽ chấm dứt được tình trạng “loạn” giá, chi phối làm giá phương hại đến quyền lợi người tiêu dùng, gây méo mó thị trường đã xảy ra như hiện nay.

Về lâu dài, ông Phú cho rằng cần ổn định tỷ giá ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ thị trường “chợ đen.” Đây là điều kiện then chốt để giá vàng không bị biến động đột ngột gây ra những hệ lụy khó lường. Tiếp đó, cần sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về quản lý vàng mà thị trường và xã hội đang chờ đợi. Nghị định này sẽ là hành lang pháp lý định hướng cho thị trường không chỉ trong giai đoạn trước mắt mà phải bảo đảm trong một thời gian dài giúp thị trường vàng phát triển lành mạnh và ổn định. Ngoài ra, cần xây dựng đề án huy động vàng trong dân mang tính khả thi và kiểm soát rủi ro chặt chẽ khi Ngân hàng Nhà nước nắm giữ (vay) một lượng vàng rất lớn từ dân cư.

Còn tiến sỹ Võ Trí Thành thì cho rằng Việt Nam cần sàn vàng để thị trường minh bạch hơn cũng như liên thông với thế giới. Vấn đề là khả năng giám sát của Nhà nước cần gắn với mở rộng dần công cụ giao dịch, đầu tư. Về nguyên tắc, Nhà nước phải là “chủ trò”, nhưng phải gắn với các đại lý, người chơi và dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Back To Top

0383 083 083